Review tác phẩm: Nhím Thanh Lịch - Muriel Barbery

Nhím thanh lịch - Muriel Barbery - 2006


Đây là tác phẩm văn học Pháp thứ hai mình đọc sau Trà Hoa Nữ- Alexandre Dumas. Nhấm nháp tác phẩm như thưởng thức một miếng bánh ngon phải ăn Ít một và từ từ. Tác phẩm rất hay và sâu lắng nhưng hơi buồn với cái kết là sự ra đi vĩnh viễn của nhân vật chính.
Phong cách viết mình đã bắt gặp trong tác phẩm 1Q84- Haruki Murakami . Mỗi chương miêu tả một nhân vật xen kẽ nhau. Nếu ta chỉ đọc vào chương đầu thì không thể tìm thấy sợi dây liên kết giữa hai nhân vật. Hay bà yêu văn học Nhật nên phong cách viết văn của bà cũng giống tác giả người Nhật nổi tiếng này.


Qua tác phẩm ta thấy được phong cách sống của giới thượng lưu pháp, cách nhìn của những người nghèo về họ và đặc biệt là cách nhìn của hai nhân vật chính một phụ nữ khoá chồng làm nghề gác cổng và một cô bé 12 tuổi trong gia đình thượng lưu có trí thông minh thiên bẩm. Qua tác phẩm ta thấy được tác giả đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng ngôn từ và ngữ pháp thể hiện rõ ràng qua suy nghĩ của bà Michael khi phải tiếp chuyện với ông Proust:


“Tôi nhớ ra câu hỏi của ông:
- Có thể đem ngay được không (cái túi do người chuyển hàng mang đến - bưu phẩm của người giàu không đi theo đường bưu điện thông thường)?
- Được, - tôi nói và lập kỷ lục về độ ngắn gọn, được kích thích bởi sự kiệm lời của ông ta và bởi trong câu nói của ông ta thiếu lời "làm ơn" mà theo tôi, dù ông ta đã sử dụng hình thức câu hỏi và chia động từ ở thức điều kiện cũng không thể hoàn toàn biện hộ được.
- Dễ hỏng lắm đấy, - ông ta nói thêm, - làm ơn hãy chú ý.
Cách chia động từ ở thể mệnh lệnh và lời nói "làm ơn" cũng không có được may mắn làm tôi vừa lòng, hơn nữa ông ta còn cho rằng tôi không đủ khả năng hiểu được những tinh tế về cú pháp và chỉ dùng chúng theo ý thích, chứ không có phép lịch sự để giả thiết rằng tôi có thể cảm thấy bị sỉ nhục. Tôi cảm thấy đã chạm đến đáy xã hội khi nghe thấy trong giọng nói của kẻ giàu cái thái động rằng ông ta chỉ nói với chính mình, và mặc dù từ ngữ mà ông ta nói ra về hình thức là dành cho bạn, nhưng ông ta thậm chí không nghĩ rằng bạn có thể hiểu được chúng.”


 Hay khi đọc bức thư của mẹ Antoine Pallières bà Mitchel tức giận như thế nào:


“Bà Mitchel,
Bà có thể làm ơn, nhận giúp những túi đồ giặt là
chiều nay không?
Tôi sẽ qua phòng bà lấy chúng vào tối nay.
Cám ơn trước,
Chữ ký nguệch ngoạc.
Tôi không ngờ đến một trò tấn công xảo trá như thế này. Tôi rùng mình và đổ xuống chiếc ghế gần nhất. Tôi tự hỏi không biết mình có hơi điên không. Liệu điều đó có gây ra hiệu ứng như vậy với bạn không, khi nó xảy ra với bạn?
Thế này.
Con mèo ngủ say.
Sau khi đọc câu văn ngắn ngủi không đáng kể này, bạn không có bất cứ cảm giác đau đớn nào, bất cứ nỗi đau khổ lớn nào ư? Như thế là chính đáng.”


- Nói về ngữ pháp tôi thật sự thích đoạn paloma tranh luận với cô giáo về câu hỏi “ Ngữ pháp dùng để làm gì”. Paloma đã phản biện lại câu trả lời ngắn gọn của cô giáo “ ngữ pháp dùng để nói đúng và viết đúng”. Với cách suy nghĩ của một cô bé 12 tuổi về ngữ pháp đã làm tôi cảm thấy  xấu hổ về kiến thức của mình thật nông cạn. Tôi cũng không thể diễn tả sao để trả lời câu hỏi đó. “Tôi cho rằng ngữ pháp là con đường để đến với cái đẹp. Khi nói, đọc hay viết, người ta cảm thấy thích thú nếu viết được một câu hay hoặc đang đọc một câu hay. Người ta đủ khả năng nhận biết một cách dùng từ hay, hoặc một văn phong hay. Nhưng khi học ngữ pháp, người ta đến với một tầm khác của vẻ đẹp ngôn ngữ. Học ngữ pháp, tức là lột bỏ vỏ bọc của ngôn ngữ, xem nó được cấu tạo như thế nào, nhìn nó trần trụi, theo một cách nào đó.”


- Qua tác phẩm tôi thấy được tác giả là một người thích đọc tác phẩm của Lev Tolstoy và yêu đất nước Nhật Bản và có cái nhìn sâu sắc về văn học, nghệ thuật. Bà và Lev Tolstoy có rất nhiều điểm tương đồng, cả hai đều là tiểu thuyết gia và nhà triết học. Tolstoy sau ba năm học tại trường đại học kazan ông đã bỏ dở chương trình, trở về điền trang để tự nghiên cứu các lĩnh vực mà ông yêu thích. Và ông cũng đã từng có thời gian dài sống ở nước ngoài. Muriel Barbery không bỏ học giữa chừng nhưng bà cũng có nhiều năm trải nghiệm cuộc sống ở Nhật, Amsterdam, Paris, và bây giờ bà đang sống ở một vùng nông thôn nước Pháp. 


- Nhím thanh lịch là bà gác cổng có ngoại hình xấu xí và nghèo khổ nhưng trong bà toát lên một kho tàng khiến thức. Một con người thanh lịch không phải là quần áo họ mặc, trang sức họ đeo trên người mà chính là kiến thức họ có và số sách họ đọc. Bà Michael là một người gác cổng nhưng bà thích đọc sách về triết học, thích đến thư viện và bà am hiểu nghệ thuật. Đọc các tác phẩm văn học Nga, yêu thích văn hoá Nhật. Bà đọc một bức thư của một nhà quý tộc nhưng bị cảm thấy xúc phạm khi câu văn bị thiếu mất dấu phẩy. Ngữ pháp và ngôn từ thể hiện cách người nói muốn diễn đạt....


- Người quý tộc họ ăn pho mai Pamersan ( lại nói đến cheese thì nghe đến parmesan với mozzaella của Ý này đã đủ hứng nước miếng cả chậu rồi 😅😜). Ăn một miếng sushi giá 30 Euro từ năm 2006 mà mình ăn một miếng ở nhật giá 100 yen.


Link download sách free: 
Link mua sách online trên tiki: https://shorten.asia/8h6kJpK6

Chúc các bạn đọc sách vui vẻ.
Luyenpea

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm thế nào để kiếm tiền từ secret shopping

Đầu tư vào ETF – Exchanged Traded Fund bạn đã thử

Secret Shopper một công việc đáng để thử